Nhà báo Vũ Quang: Quy trình này được viết dựa trên kinh nghiệm của ê kíp làm các chương trình sự kiện của Ban Thời Sự qua hàng trăm Cầu Truyền hình thời sự chính luận trong và ngoài các bản tin thời sự, những sư kiện lớn Đảng và Nhà nước giao cho Đài truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện trong 15 năm qua. Tài liệu này được viết qua những kiến thức lĩnh hội từ một số khóa học ngắn hạn cùng những chuyến đi khảo sát, học tập tại một số quốc gia trên thế giới (Anh, Mỹ, Trung Quốc). Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo cách thức làm một số cầu truyền hình của Nga, Hàn Quốc) .
Một số chương trình lớn Ban Thời sự của Đài truyền hình Việt Nam đã thực hiện:
60 năm Thương Bình Liệt Sĩ (6 điểm cầu), Ngày hội Bầu cử với nhiều chục điểm cầu khắp cả nước từ Bắc vào Nam, Cầu Truyền hình Việt Lào (2 điểm cầu), Đại nhạc Hội (4 điểm cầu), Cầu Truyền hình Hạ Long Thần Tiên (4 điểm cầu), Các chương trình Cầu Truyền hình đặc biệt Giao Thừa, trong Bản tin Thời Sự 19h hàng năm, 60 năm Phong trào thi đua yêu nước, Cầu truyền hình Chào năm mới (Nối sóng trực tiếp với Các quốc gia trên thế giới).
Các khâu sản xuất:
I. Tiền sản xuất (Pre-Production)
II. Sản xuất (Production)
III. Hậu kỳ (Nếu có, đối với những chương trình nghệ thuật lớn) (Post-production)
IV.Tập và Tổng duyệt (Rehearsal)
V Lên sóng trực tiếp (Live coverage)
VI. Tổng kết- Đánh giá (Evaluation)
I. Tiền sản xuất (Pre-production)
Thông thường trước thời điểm lên Cầu Truyền hình 2-3 tháng là lý tưởng, tuy nhiên với nhiều Cầu Truyền hình thời sự chính trị thời gian chuẩn bị chỉ có một tháng, thậm chí là hai tuần, riêng Cầu Truyền hình Hạ Long thần tiên làm live 29.10.2011 chỉ có 10 ngày chuẩn bị
Thành lập đội sản xuất chủ chốt (Key Persons) :
-
- Tổng đạo diễn: Thông thường là một lãnh đạo Ban chuyên công tác Đạo diễn (Ở Thời sự Đạo diễn Hoàng Sơn phụ trách mảng này)
- Kịch bản và nhóm làm kịch bản (thành phần Nhóm làm kịch bản này sẽ thay đổi với từng chương trình cụ thể phù thuộc vào tính chất của chương trình : chính trị, kinh tế, xã hội.., văn hóa)
- Tổ chức sản xuất nội dung (Biên tập)
- Tổ chức sản xuất thể hiện (Đạo diễn),
- Lựa chọn người dẫn chương trình:MC chính
- Mỹ thuật, âm thanh, ánh sáng.
- Kế toán, chủ nhiệm.
1. Các cuộc họp, trao đổi quan trọng của khâu tiền sản xuất
1.1 Cuộc họp với lãnh đạo Đài trước khi đi khảo sát:
Buổi làm việc này thông thường chỉ có lãnh đạo Đài, Tổng đạo diễn, đại diện Nhóm làm kịch bản và Kế toán trưởng.Cuộc họp lần đầu này với Lãnh đạo Đài với các nội dung:
- Xin chủ trương của chương trình lớn, nội dung chính cần chuyển tải
- Quy mô Cầu Truyền hình (Mấy điểm cầu? Thời lượng? Bối cảnh hoành tráng/đơn giản?)
- Nguồn nhân lực huy động (VTV làm tất hay hợp tác sản xuất với Các đài Địa phương/VTV Khu vực hay một phần xã hội hóa với Công ty Tổ chức sự kiện.)
1.2. Cuộc họp ê kíp sản xuất chính:
Sau cuộc họp về chủ trương với Lãnh đào Đài, ê kíp sản xuất chính sẽ họp lên kế hoạch đi khảo sát và lên Kế hoạch sản xuất và hợp đồng tác chiến (Timing network) những việc phải làm để tiến tới giờ G. (Sẽ có bản timing network đi kèm)
2. Khảo sát
Thành phần khảo sát: Thông thường trong đợt khảo sát thứ nhất chỉ có tổng Đạo diễn, người viết kịch bản chính và một đạo diễn hình tham gia
Yêu cầu: Cuộc khảo sát tiền sản xuất này phải đạt được những mục đích sau:
- Đặt vấn đề phối hợp với các tỉnh thành, với các đài Phát thanh – truyền hình, Năm trung tâm truyền hình Việt Nam tại Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh
- Nắm bắt nội dung thông tin của địa phương liên quan đến Cầu truyền hình.
- Khảo sát về kỹ thuật, địa điểm bối cảnh và tiếp cận một số nhân vật, nội dung, ý tưởng có khả năng sẽ tham gia cầu.
2.1 Trước Khảo sát
Gửi công văn tới tất cả các đầu mối, tỉnh thành có liên quan đến Cầu Truyền hình và VTV khu vực có liên quan.
- Người viết kịch bản đã phải đọc sơ qua các tài liệu liên quan đến nội dung Cầu, làm việc sơ bộ với Đơn vị chính phối hợp (Ví dụ Bộ VHTTDL, Bộ Ngoại Giao, Tổng Cục Hậu Cần, Hay Tổng Liên đoàn Lao Động, Bộ Lao động – Thương binh – xã hội), chọn cố vấn và có buổi tiếp xúc đầu tiên (Trực tiếp, Qua điện thoại hoặc e mail)
- Lên một sơ lược kịch bản rất tóm tắt (Nội dung chính, các điểm cầu, các tiết mục nghệ thuật, thời lượng ước tính cho từng điểm cầu, sẽ xuất hiện một lần hay hai lần trong Cầu?)
- Xác định khoảng thời gian khảo sát và lên kế hoạch cụ thể, nội dung làm việc để tiết kiệm thời gian, hợp lý, (Thông thường nếu các tỉnh gần nhau, mỗi tỉnh dành 1 ngày để khảo sát) , gửi e mail, fax tới các đầu mối.
- Lập chi phí và các đề xuất (ăn ở, vé máy bay cho đoàn khảo sát) đề xuất với Bộ phận tài vụ của Ban.
Tác nghiệp sự kiện truyền hình trực tiếp
2.2 Trong khảo sát:
Các nội dung cần làm việc trong chuyến khảo sát đầu tiên này:
Làm việc với lãnh đạo tỉnh có điểm trong Cầu truyền hình (Thành phần lãnh đạo tỉnh huy động sở văn hóa, sở Giao thông vận tải, sở Điện Lực, Sở Văn hóa – thể thao, Ban Tuyên Giáo Tỉnh, Tỉnh Đoàn, Đài truyền hình Tỉnh hoặc VTV khu vực) về ý tưởng kịch bản, nội dung nổi bật của địa phương đó, một số nhân vật cụ thể có thể tham gia cầu, dự kiến một số bối cảnh, địa điểm có thể tổ chức điểm cầu
Đoàn khảo sát địa điểm tổ chức cầu để lựa chọn phương án khả thi nhất (Về thi công sân khấu, tính phù hợp và hiệu quả effect nhất cho chương trình, khả năng vi ba hay vệ tinh, chụp ảnh, quay phim lại các hiện trường), phương án điện/nước, an ninh cho Lãnh đạo Đảng Nhà nước, phương án dự phòng khi thời tiết xấu.
Khảo sát và đánh giá tiềm năng, thế mạnh của một số Biên tập viên, đạo diễn, quay phim và kỹ thuật của Đài khu vực, địa phương có thể thích hợp cho Cầu truyền hình này.
Làm việc với nhân vật cụ thể sẽ tham gia cầu (Có thể là khách mời chính, hoặc là nhân vật trong phóng sự) (Ví dụ đến nhà mẹ Thứ ở Quảng Nam trong chương trình Cầu Truyền hình Bản Hùng Ca Bất diệt)
Lấy tất cả các đầu mối thông tin, email, fax, điện thoại liên lạc…
Những hình ảnh phim tư liệu, CD Rom, Ổ Cứng, hình tĩnh và động liên quan đến Cầu Truyền hình, hoặc tư liệu lịch sử của Bảo tàng Tỉnh hoặc Đài truyền hình Tỉnh/VTV khu vưc có thể phục vụ cho Cầu Truyền hình.
2.3 Sau khảo sát:
Chốt sơ bộ với lãnh đạo tỉnh và đơn vị phối hợp về mặt truyền hình (Đài PTTH Tỉnh hoặc VTV Khu Vực) về việc chốt kịch bản tổng thể Cầu Truyền hình và yêu cầu Kịch bản từng điểm cầu. Xác định sơ bộ giao khoán toàn bộ điểm cầu cho VTV Khu vực/ Đài PTTH tỉnh hay có người chủ chốt là Kịch bản, MC, đạo diễn của VTV Hà Nội, phối hợp với xe màu, kỹ thuật, quay phim của Đài Khu vực/ Địa phương (quyết định này sẽ có thể thay đổi hoặc điều chỉnh nhỏ sau khi Kịch bản tổng thể và chi tiết lần một được thông qua)
Khảo sát hiện trường
II. Sản xuất (Production)
1. Thành lập Đội ngũ sản xuất
(Lưu ý: Phần lớn các Phóng viên, Biên tập viên của Thời Sự đều rất bận rộn hàng ngày với 16 bản tin, các phóng sự cho Chuyên mục của Ban Thời Sự nên phải lập kế hoạch sản xuất sớm để họ chủ động thời gian)
1.1 Tổng đạo diễn:
Chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung chương trình
- Điều phối, chỉ đạo phối hợp các bộ phận thực hiện Cầu và Các điểm cầu ở cả 5 khâu của quy trình sản xuất Cầu
- Tổng đạo diễn sẽ là người Giao việc, trách nhiệm cụ thể cho từng thành phần, yêu cầu hạn (deadline) báo cáo tiến độ cộng việc các bộ phận theo Timing network
- Tổng đạo diễn sẽ là người lựa chọn những kíp đạo diễn hình, hiện trường, quay phim chính, MC và người tổ chức sản xuất nội dung (Kịch bản) ở các điểm cầu phụ nếu cần của VTV Hà Nội để phối hợp với VTV khu vực hoặc các đài Địa phương, thậm chí có những điểm cầu cả một kíp của VTV phải chịu trách nhiệm lo toàn bộ điểm cầu tại địa phương. Trách nhiệm của họ cũng giống như quy định trên nhưng ở phạm vi và quy mô hẹp hơn.
- Cùng với Tổ chức sản xuất nội dung và thể hiện lựa chọn đối tác hợp tác về nghệ thuật, âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật
- Duyệt toàn bộ lời dẫn của các MC, các hình ảnh trên màn hình led và các phóng sự, clip trong Cầu Truyền hình.
- Quyết định và gợi ý đường dây, cách thức thể hiện của bộ phận âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật và nghệ thuật, âm nhạc sao cho tạo tính hiệu quả và phục vụ tốt nhất cho Cầu Truyền hình phục vụ đông đảo khán giả.
1.2. Tổ chức sản xuất nội dung (Hiện ở Ban Thời Sự, do quỹ thời gian của các phóng viên eo hẹp nên người Tổ chức sản xuất nội dung thường phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc, làm việc như người Viết Kịch bản chính cùng Tổng đạo diễn và làm việc như một Giám đốc sản xuất cho Cầu Truyền hình). Nhiệm vụ thông thường:
- Trợ lý cho Tổng Đạo diễn để kết nối các đầu mối trong các cuộc họp, khâu tiền kỳ, sản xuất và hâu kỳ (Nếu có), và đêm trực tiếp.
- Thông thường là người viết kịch bản chính, với sự bàn bạc kỹ lưỡng cùng Tổng Đạo diễn và kíp làm
- Mời khách giao lưu ở Điểm cầu chính
- lập dự toán sơ bộ, thu thập các đầu cầu, điểm cầu phụ nếu VTV tham gia toàn bộ điểm cầu phụ đó trên cơ sở đã làm việc kỹ với khách mời và bộ phận nội dung, gửi cho chủ nhiệm
- lập timing network (Kế hoạch kiểm soát thời gian công việc và cập nhật thường xuyên)
- Giao cho các phóng viên làm phóng sự, dựa trên sở trường của họ và luôn có sự bàn bạc kỹ với tổng đạo diễn và người viết kịch bản trước khi đi quay
- Viết trailer giới thiệu Cầu Truyền hình, cung cấp cho phòng nội dung VTV1.
- Đặt hàng Bộ nhận dạng thương hiệu cho Chương trình (Sớm) (Hình hiệu, hình cắt, thanh bar) theo ý tưởng đã bàn bạc kỹ với tổng đạo diễn
- Gợi ý và kiểm soát trang phục MC và diễn viên tham gia ở tất cả các điểm cầu cho phù hợp với tính chất chương trình, đặc biệt phải đảm bảo tính thẩm mỹ, trang nhã và sang trọng trên kênh VTV1.
1.3. Trợ lý Tổ chức sản xuất nội dung: (Là Biên tập viên và phóng viên) Thường là hai người nếu đó là Chương trình lớn quy mô và một người là chương trình nhỏ)
Giúp Người Tổ chức sản xuất nội dung lên danh bạ điện thoại cầu Truyền hình, gửi cho tất cả các đầu mối để tiện liên lạc, không chồng chéo và tiết kiệm thời gian.
- Mời một số khách mời không quá quan trọng (Ví dụ lo khán giả tại các đầu cầu hoặc phối hợp với tỉnh lo khán giả tại các đầu cầu.
- Nhắc các đầu mối theo timing network
- Soạn các công văn bổ sung.
- Chuẩn bị hình ảnh theo Trailer để cung cấp làm quảng bá cho chương trình
- Có nhiệm vụ đổ băng, cắt gọn và biên tập một số chất lượng phóng sự đặt các đài địa phương, hoặc tổng hợp nếu có theo nội dung kịch bản
- Cùng với Tổ chức sản xuất nội dung duyệt kỹ bảng chữ của cả chương trình Cầu truyền hình.
- Kiêm luôn Trợ lý khách mời: lo follow up các khách mời, đưa đón khách , lo ăn uống, nghỉ ngơi (nếu ở tỉnh xa đến)
1.4.Tổ chức sản xuất thể hiện (Bộ phận này gồm các thành phần như sau)
Đạo diễn hình:
- Là người chịu trách nhiệm đặt máy, phối hợp các camera, các góc máy, cẩu, Ray travelling và các thiết bị bổ sung trong Cầu,
- Báo cáo về việc làm việc với mỹ thuật, decor, bối cảnh, âm thanh, ánh sáng, đường truyền, xe màu và phối hợp với các đài Khu vực và Địa phương,
- Bắt hình tất cả Các đêm tập dượt, tổng duyệt, và Trực tiếp.
Đạo diễn hiện trường:
Phối hợp với an ninh, điện nước
- Các đạo diễn âm nhạc, múa về đường dây nghệ thuật
- Làm những công văn phối hợp cần thiết về thể hiện: Mỹ thuật, kỹ thuật, an ninh, điện nước, cáp quang đường truyền tại các điểm cầu
- Phối hợp với Các VTV khu vực/Đài PTTH địa phương về vấn đề này.
Trợ lý hiện trường (Thường là 02 người, nhân sự của phòng Quay phim Đạo diễn)
Sẽ làm việc khi nào đến giai đoạn tập duyệt, tổng duyệt và trực tiếp, nhiệm vụ nghe hiệu lệnh của Đạo diện hiện trường để cùng tham gia điều phối ra vào sân khấu cho nhịp nhàng
Thư ký biên tập: 02 người (Nhân lực: phòng Thư ký biên tập)
Sẽ là đầu mối nhận băng, kiểm tra time code, thời lượng các phóng sự, clip, bắn chữ và bảng chữ trong suốt quá trình trực tiếp của Cầu (Như vậy phải lấy thông tin từ các điểm cầu khác).
Đạo diễn tác nghiệp
1.5. MC chính:
Thường là một nam và một nữ và thông thường là Biên tập viên, phóng viên của Ban Thời Sự.
Nhiệm vụ:
- Làm việc với Tổng đạo diễn và người viết kịch bản để thực hiện kịch bản chi tiết
- gặp gỡ trước một số khách mời giao lưu để trao đổi câu hỏi, phải xem tất cả các phóng sự phóng viên làm trong chương trình, liên hệ và phối hợp chặt chẽ với MC của tất cả các đầu cầu
- Có trách nhiệm Cập nhật tên và chức danh chính xác của các khách Vip có mặt ở đầu cầu mình,
- các MC các đầu cầu cũng vậy, thứ tự tham khảo ý kiến của Tổng Đạo diễn (Về vấn đề này Phóng viên Thời Sự tương đối nhạy cảm vì họ tiếp xúc thường xuyên với các tin bài chính trị thời sự hàng ngày).
1.6. Các Phóng viên: Họ chính là nhân tố rất quan trọng cho sự thành công của Các cầu truyền hình thời sự chính luận bởi những phóng sự, tổng hợp, bình luận sâu sắc và clip hình ảnh ấn tượng cung cấp theo nội dung yêu cầu kịch bản.
Nhiệm vụ:
Bàn bạc kỹ lưỡng về nội dung từng phóng sự, phong cách thể hiện, cách thức thực hiện clip
- Báo cáo thời điểm đi quay phóng sự, thời điểm duyệt băng, nhân vật trả lời phỏng vấn trong phóng sự và sửa băng.. và nộp băng
1.7.Bộ phận nghệ thuật: Báo cáo tiến độ thực hiện và tính khả thi mời ca sỹ, nghệ sỹ yêu cầu của kịch bản, đặt làm nhạc, thu âm, tập múa…., lên kinh phí gửi cho Tổ chức sản xuất nội dung.
1.8. Biên tập kỹ thuật màn hình led: Sẽ cùng Tổng đạo diễn và kịch bản xây dựng một kịch bản chi tiết cho màn hình led, yêu cầu thu thập ảnh
1.9. Chủ nhiệm: Thông thường là kế toán trưởng, trên cơ sở kịch bản tổng thể và kịch bản chi tiết được cập nhật, lập dự toán chi phí quỹ lương, chi phí sản xuất, đệ trình để thông qua, hỗ trợ cùng ê kíp làm chương trình bảo vệ dự toán
1.10. Phó chủ nhiệm: kế toán- là người làm các hợp đồng thuê khoán với khách mời, nghệ sỹ tham gia chương trình, màn hình led, âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật nếu có, lo điều kiện nước, ăn uống trong quá trình luyện tập, tổng duyệt và đêm trực tiếp.
2. Quá trình viết kịch bản tổng thể
2.1. Cuộc họp của ê kíp làm sau khảo sát
Làm việc với cố vấn và các thành viên trong nhóm kịch bản:
- Cố vấn lịch sử,
- Cố vấn nội dung (Nếu không phải là sự kiện lịch sử mà là vấn đề ngành sẽ chọn cố vấn là chuyên gia trong lĩnh vực đó: Ví dụ Về Thi đua yêu nước, Kinh Tế với Sự kiện VN gia nhập WTO, )
- cố vấn văn hóa,
- cố vấn nghệ thuật
Nhóm thực hiện chương trình họp lại, quyết định
Kịch bản sẽ đi theo hướng nào (Sử thi, Theo Sự kiện lịch sử, hay theo dẫn dắt tự nhiên của MC và đi theo cụm vấn đề), địa điểm khả thi, có sử dụng các tiết mục nghệ thuật hay không, hình thức thể hiện với những loại hình nghệ thuật nào sẽ được kết hợp (Video art, bối cảnh thực, mỹ thuật, múa, Nhiếp ảnh, Ca nhạc, Video clip, Giao lưu trực tiếp, có sử dụng người dân quần chúng tham gia làm diễn viên quần chúng và tạo không khí tại chỗ hay không?)
2.2 Báo cáo lãnh đạo Đài về kết quả khảo sát và hướng viết kịch bản và hướng phát triển của Cầu Truyền hình, xin chủ trương về nội dung, tài chính, kỹ thuật, phương thức phối hợp sản xuất.
2.3. Viết kịch bản: Người viết kịch bản chính được giao nhiệm vụ chắp bút cho kịch bản tổng thể
2.3.1. Trước khi chấp bút:
Làm việc kỹ với các cố vấn. Mục đích: để nắm chắc vấn đề, sự kiện lịch sử, một số nhân vật nhân chứng lịch sử còn sống và các tài liệu có thể tham khảo
Dành một khoảng thời gian đọc tài liệu (3 ngày đến 1-2 tuần, phụ thuộc vào Deadline)
Nhóm làm kịch bản cùng động não, đưa ra các ý tưởng, gộp các ý tưởng theo nhóm và quyết định đường dây chính của kịch bản , phần này MC bắt đầu vào cuộc vì MC cùng Người Viết kịch bản chính sẽ phải hoàn thiện kịch bản chi tiết (Gồm lời dẫn móc nối, và các phần trao đổi với khách mời trường quay hay giao lưu trực tiếp với các đầu cầu) .
2.3.2. Chấp bút kịch bản:
Thông thường là làm trên Bản Excel để tính toán thời lượng chuẩn chia các cột (Thời lượng, nguồn, thời gian, nội dung, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, màn hình led, ghi chú về sân khấu, đạo cụ….và hiện trường)
Khi chấp bút, người viết kịch bản đã bàn bạc trước đó với họa sỹ, đạo diễn, cố vấn văn hóa, nghệ thuật nên sẽ gợi ý một số thủ pháp thể hiện đi kèm với từng nội dung. ở các cột khác ngoài nội dung.
Yêu cầu:
Kịch bản tổng thể này phải xác định được:
Điểm cầu chính ở đâu, khách mời như thế nào, giải quyết được những vấn đề gì của kịch bản, khách mời dự kiến, khách mời xuyên suốt cả chương trình Cầu hay thay đổi, quyết định dựa trên nôi dung kịch bản và sự hấp dẫn, lôi cuốn của khách mời được lựa chọn.
- Các điểm cầu phụ sẽ tham gia như thế nào, nôi dung chính là gì, khách mời, thời lượng, có điểm cầu nào lên sóng hai lần không? ,
- Thậm chí điểm cầu nào có thể làm giả trực tiếp nếu không khả thi về live,
- Có bao nhiêu clip hình ảnh và phóng sự trong cầu
- Màn hình led có sử dụng không sử dụng như thế nào
- Thời lượng, nội dung và hình thức thể hiện các tiết mục nghệ thuật trong chương trình (Diễn kiểu hoạt cảnh hay tiết mục
- Có bao nhiêu khách mời và phần giao lưu/talk sẽ dành thời lượng bao nhiêu???
2.3.3. Cuộc họp thứ hai với các thành viên chủ chốt (key persons)
Mục đích và yêu cầu:
Góp ý kịch bản tổng thể (Xin nói thêm rằng với nhiều Cầu Truyền hình Trực tiếp thời sự chính trị, nhiều khi kịch bản cuối cùng chỉnh sửa luôn trong suốt quá trình lên sóng phù thuộc với tâm lý khán giả, khách mời tại chỗ, và không khí của Cầu). Tổng đạo diễn, các thành viên khác trong nhóm góp ý kiến và phản biện, làm rõ một số điểm trong kịch bản
Dựa trên kịch bản này, nhóm sản xuất sẽ quyết định chốt phương án kịch bản , đầu tư sản xuất, phương án phối hợp cụ thể với các đài khu vực và địa phương như thế nào, giao khoán toàn bộ hay cử những thành phần chính tham gia các đầu cầu.
2.3.4. Phối hợp sản xuất sau cuộc họp chốt kịch bản Tổng thể:
Sau cuộc họp thứ 2, gửi mail báo cáo với Tổng Giám đốc về kịch bản tổng thể. Sau khi Tổng giám đốc thông qua về chủ trương, gửi mail cho các đầu cầu và yêu cầu một kịch bản chi tiết hơn ở từng điểm cầu.
Gửi Công văn thứ hai tới tất cả các tỉnh thành, VTV khu vực và Đài Địa phương về việc sản xuất Cầu Truyền hình, phương thức phối hợp , sản xuất, thời lượng các điểm cầu và phương thức tài chính, phương án kỹ thuật, mỹ thuật, âm thanh ánh sáng (Sử dụng của VTV hay thuê ngoài) (Trợ lý tổ chức sản xuất nội dung và trợ lý đạo diễn sẽ soạn theo yêu cầu của Tổng đạo diễn và tổ chức sản xuất nội dung/thể hiện)
Các nhóm sản xuất (Cả VTV và Khu vực) bắt tay triển khai.
Làm việc với đội ngũ nghệ thuật: Đạo diễn nghệ thuật, mỹ thuật, âm nhạc đưa ra yêu cầu các tiết mục nghệ thuật phù hợp cho chương trình, gửi cho các tỉnh để xem khả năng đáp ứng của địa phương hay điều diễn viên từ Hà Nội xuống…
xu hướng các chương trình Cầu Truyền hình Thời Sự Chính trị tận dung tối đa sức mạnh, bản sắc và tiềm năng của các địa phương, phối hợp một số tiết mục nghệ thuật hoành tráng, dàn dựng có kịch bản với một số tiết mục biểu diễn mộc mạc, mang tính xuất thần, đột xuất tại chỗ của nhân vật, quần chúng….tham gia các điểm cầu. (Tất nhiên đều có bàn tay dàn dựng của đạo diễn)
3. Kịch bản chi tiết
Thông thường từ lúc bắt đầu nhận Cầu Truyền hình đến lúc diễn ra trực tiếp, nhóm làm chương trình sẽ có khoảng 10 cuộc họp chính với cả ê kíp, thậm chí là hơn. Trước tất cả các cuộc họp, thông báo nội dung cuộc họp, gửi e mail cho mọi người những tài liệu đã chuẩn bị và chuẩn bị nước uống.
3.1 Cuộc họp về kịch bản chi tiết:
Cuộc họp về kịch bản chi tiết đầu tiên sẽ diễn ra 1 tuần đến 10 ngày sau khi thống nhất về kịch bản tổng thể, đây là cuộc họp ngay tại phòng họp giao ban của Ban Thời Sự, trực tuyến với Ê kíp chính của các điểm cầu và các bộ phận chính được phân công (Mỹ thuật, Đạo diễn, âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật hình, kỹ thuật vệ tinh, xe màu, nghệ thuật, các trợ lý, MC… ) qua điện thoại, và đôi khi có thể họp tại phòng họp Giao Ban Đài teleconference, sau khi các Đầu Cầu đã gửi kịch bản chi tiết và được hai MC chính lồng ghép tổng hợp vào kịch bản tổng thể chi tiết.
Cuộc họp này sẽ quyết định:
- Thời lượng chuẩn của các đầu cầu dựa vào mức độ quan trọng, chất lượng, sức hấp dẫn và nôi dung chi tiết của các đầu cầu
- Quyết định cụ thể hơn các tiết mục nghệ thuật ở đầu cầu nào, theo hướng nào, hình thức thể hiện.
- Quyết định chính xác nội dung hình ảnh của màn hình led ở điểm cầu chính, và điểm cầu phụ nếu có
- Quyết định chính xác thời lượng và số lượng phóng sư, clip trong chương trình
- Quyết định một số điểm nhấn trong cả Cầu Truyền hình, cần lướt chỗ nào, những trường đoạn nào cần tập trung để gây effect với khán giả, tập trung tình cảm và xúc cảm của khán giả…
- Quyết định là MC chính sẽ giao lưu với MC các điểm cầu phụ, thậm chí là giao lưu trực tiếp với nhân vật , khách mời ở điểm cầu phụ…trường đoạn nào.
- Quyết định điểm cầu nào sẽ ghi băng, làm giả trực tiếp (Ví dụ: Trường Sa trong Cầu Đêm Giao thừa chẳng hạn), thì sẽ bàn kỹ kịch bản và móc nối với MC chính như thế nào.
3.2: Hoàn thiện kịch bản chi tiết cho cả cầu Truyền hình
Sau cuộc họp này, các đầu cầu lại tiếp tục hoàn thiện, chỉnh sửa, bổ sung kịch bản chi tiết, MC chính cũng chỉnh sửa, hoàn thiện kịch bản tổng thể Cầu Truyền hình.
MC phải làm việc cụ thể với MC các điểm cầu, tổ chức sản xuất nội dung, và tổng Đạo diễn cũng như người viết kịch bản tổng thể cầu và người viết kịch bản Chi tiết các đầu cầu phụ.
* Sau khi có kịch bản chi tiết sơ bộ, và được xem xét bởi tổng đạo diễn và người viết kịch bản chính, không quên gửi cho Lãnh đạo Đài qua e mail, xin ý kiến, chốt về kịch bản chi tiết.
( Còn tiếp)
Đạo diễn Hoàng Sơn-Phó Trưởng Ban Thời Sự
Kiều Trinh-Trưởng phòng Văn hóa Thể Thao
Hoinhabao.vtv.vn
Facebook Comments