Tôi đưa thí dụ để các anh các chị thấy: Trong nước chẳng hạn, mấy năm nay các kỳ họp Quốc Hội có một việc là số một; Kỳ họp nào cũng phải làm, mà làm căng thẳng, cực kỳ khẩn trương, đấy là Luật. Luật là gì? Luật chính là ngôn ngữ chứ có cái gì đâu! Mọi cái luật để điều hành mọi hành vi, mọi quan hệ giữa con người trong xã hội, điều chỉnh hành vi chính bản thân mình, thế cho nên Quốc Hội phải tranh cãi, điều này không rõ, khái niệm này còn mơ hồ.

Nhà ngôn ngữ Nguyễn Tri Niên tại trung tâm đào ttạo – VTV năm 1999
Khái niệm là gì? là ngôn ngữ, tất cả đều ngôn ngữ hết! Thế này cho là trọng tội thì không đúng, phải cho là thế này. Như thế hóa ra là ngôn ngữ hết!
Cuối cùng cái thể hiện chính là ngôn ngữ. Người ta đọc luật, ta thấy một hiện tượng rất thú vị, kỳ họp này thông qua luật rồi, kỳ họp sau ta lại phải bổ xung, phải sửa chữa điều chỉnh vì sao vậy? vì luật thương mại ra rồi có rất nhiều sơ hở trong khái niệm. Cho nên bọn buôn lậu, gian thương tìm ngay khe hở ấy và lập tức họ thực hiện cái hành vi của họ mà không ai bắt được hết. Luật thì chúng tôi rất đúng luật, còn cái này luật có ghi đâu, nghĩa là luật không có trong văn bản, tức là không có ngôn ngữ để thể hiện và vì thế cho nên là họ có làm mình phải chịu! Hay là việc rất gần của chúng ta là đua xe trong thành phố. Đua xe như thế thì chúng tôi có hỏi mấy anh cảnh sát là tại sao các anh không bắt đi? Mấy ông cảnh sát bảo luật đâu mà bắt, chưa có luật làm sao bắt được; bắt họ thì phụ huynh họ đến kiện chúng tôi và chúng tôi vi phạm luật. Mà có cái luật nào để bắt cái chuyện đua xe đâu. Tức là điều chỉnh hành vi của con người bằng ngôn ngữ.
Và mấy năm đầu chúng ta thấy cảnh sát đứng cứ như là trời trồng như vậy, chẳng làm ăn được gì cả, không có luật bó tay lắm và để khắc phục tình trạng đó thì Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội phải ra một văn bản dưới luật để cho phép cảnh sát được làm việc này trong trường hợp này, trường hợp kia. Khi ấy họ mới có thể thực thi nhiệm vụ được. Cho nên kiến tạo của xã hội, của thế giới này hóa ra đều đi theo cấu trúc của ngôn ngữ hết!
Đấy là một thí dụ trong nước và ngoài nước cũng thế thôi. Liên hợp quốc là gì? Làm gì ở đấy! Đến đấy cãi nhau về ngôn ngữ. Chẳng có cái gì hết cả! Suốt năm, suốt tháng cãi nhau về ngôn ngữ. Thế nào là diệt chủng? phải định rõ ra thế nào là xâm lược? Và định nghĩa được xâm lược thì rõ ràng là không đúng những điều a,b,c,d này, những nội dung này tôi có kéo quân vào nước ông thì tôi cũng không phải là xâm lược.
Cho nên trong chiến tranh Vùng vịnh năm 1991, chưa ai lên án là Mỹ xâm lược Irắc cả bởi vì khái niệm đã định rõ rồi. Và bây giờ người ta mới định rõ rằng hễ nước này mất dân chủ, nước này mất nhân quyền, nước nội chiến, nước này diệt chủng thì quốc tế có quyền can thiệp và thế cũng không thể gọi là xâm lược. Hay là nói chuyện anh can thiệp vào nội bộ của người ta thì không có, bởi vì ngôn ngữ của Liên hợp quốc đã quy định như thế. Rồi cứ thế mà làm.
Như thế là mọi kiến tạo của xã hội đều đi theo cấu trúc của ngôn ngữ . Ý của Benjamin là như thế. Và vì vậy mỗi người cầm bút, nhất là báo chí khi đưa một ý diễn đạt qua một từ, hoặc qua một cấu trúc, hoặc qua một cách bố cục là phải hết sức thận trọng! Bời vì nó tác động hết sức mãnh liệt tới công chúng. Sức mạnh của ngôn ngữ là như thế! Và cũng là ý thứ hai mà chúng tôi nói tới để đến khi vào nghề thì chúng ta sẽ thấy rõ ngôn ngữ nó phụ thuộc vào những cái này như hình với bóng vậy.
Facebook Comments