Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tri Niên: Mỗi một câu hỏi là một ý tưởng…

Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tri Niên: Có hai loại phỏng vấn: trực tiếp và gián tiếp tức là gửi những câu hỏi để người được phỏng vấn trả lời bằng văn bản. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu dạng thức trực tiếp.

                                       Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tri Niên ( Giữa ảnh)

Ngôn ngữ phỏng vấn phụ thuộc vào vấn đề phỏng vấn, vào sự chuẩn bị của nhà báo, vào quá trình tiến hành phỏng vấn và vào người được phỏng vấn. Do đó ngôn ngữ phỏng vấn có hai bước hình thành :
-Bước 1: Đây là bước được chuẩn bị trước do vấn đề phỏng vấn và sự chuẩn bị của nhà báo đem lại.
-Bước 2: Đây là bước phát sinh ngay trong lúc phỏng vấn mà nhà báo phải có những câu hỏi tại trận kịp thời. Bước này tùy thuộc vào không khí phỏng vấn, vào thái độ người được phỏng vấn cũng như những câu trả lời của họ.

Nguyên lý bao quát của ngôn ngữ phỏng vấn:
-Nguyên lý 1: Nhị phân
Nguyên lý nhị phân giúp nhà báo sắp xếp câu hỏi một cách rõ ràng, rành mạch và buộc người được phỏng vấn chỉ có thể trả lời hoặc là a hoặc là
“phi a”‘
Nguyên lý này còn giúp nhà báo tiên liệu được những câu hỏi siêu ngôn ngữ xoáy sâu vào những ý đã dự tính.
-Nguyên lý 2: Định lượng
Nguyên lý định lượng đảm bảo tính khách quan đến mức dường như nhà báo không hay biết gì về sự kiện đang phỏng vấn. Nguyên lý này đem đến những ý tưởng mới cho câu hỏi và đôi khi còn là vũ khí tấn công nữa. Nó giúp phát hiện những mâu thuẫn nếu có trong câu trả lời và nó chuẩn bị cho nhà báo phương thức diễn đạt thích hợp để cuộc phỏng vấn đạt được hiệu quả mong muốn nghĩa là có những thông tin mới.

                                                  Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tri Niên

Kết luận: Phỏng vấn là một thể loại đấu trí(tôi xin nhấn mạnh) giữa người hỏi và người trả lời. Vì vậy không thể đơn giản hóa công việc này vì như thế sẽ dẫn tới hệ quả không đầu tư vào ngôn ngữ phỏng vấn.

Mỗi một câu hỏi là một ý tưởng, là một nhận thức mới.
Mỗi một câu hỏi là một sáng tạo đem đến cho công chúng sự thán phục, thích thú. Có như thế chúng ta mới tránh được việc biến cuộc phỏng vấn thành cuộc trao đổi tư liệu, thành việc tạo dựng một bài viết mà chỉ khác nhau cách thể hiện có người hỏi có người trả lời, hoặc thành một cuộc nói chuyện xã giao tẻ nhạt v.v…

Nguyễn Tri Niên

Facebook Comments