Khóa học nghề báo chí đầu tiên

Nhà báo Vũ Quang: Tạp chí người làm báo tháng 10/2020 vừa đăng bài ” Khóa học nghề báo chí đầu tiên” tôi viết về khóa học may mắn tôi được tham gia. Một khóa học đặc biệt làm thay đổi góc nhìn về nghề báo! Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc daotaotruyenhinh.vn!


Vào một ngày đầu thu năm 1994, giám đốc trung tâm truyền hình thanh niên nhà báo Hoàng Dự đưa cho tôi tờ giấy mời của đài truyền hình Việt Nam cùng dặn dò: “Chú đi học khóa học quốc tế này. Khóa học hay đấy”!
Tôi hỏi lại sếp: Khóa học gì đấy anh? Khóa học về dẫn chương trình truyền hình – sếp trả lời. Sau 3 năm tốt nghiệp chuyên ngành truyền hình – học viện báo chí & tuyên truyền, đây là khóa học nghề truyền hình đầu tiên của tôi.
Ánh mắt của nữ nhà báo Pháp khiến cho các học viên của khóa học thấy ngài ngại. Giảng viên là một nữ nhà báo Pháp tóc ngắn, mắt đen với cái nhìn sắc lẹm. Đặc biệt ánh nhìn của bà trực diện với học viên thẳng và mãnh liệt.
Những ngày tiếp theo của khóa học chúng tôi mới biết đến kỹ năng giao lưu bằng mắt trong giao tiếp và phỏng vấn quan trọng thế nào! Hơn thế nhìn đối tượng, nhân vật như thế nào cũng là kiến thức cơ bản và cần rèn luyện để trở thành kỹ năng thành thục trong tác nghiệp.
Ánh mắt và biểu cảm của nữ nhà báo Pháp thực sự làm tôi ngỡ ngàng!
Bài học đầu tiên:
Sau lễ khai giảng khóa học, bài tập đầu tiên giảng viên giao cho mỗi học viên chúng tôi là mỗi người tự viết một tin có thời lượng 60 giây và trình bày trước camera.
Chiếc bàn mà chúng tôi ngồi trình bày tin của mình là một chiếc bàn rỗng. Bà yêu cầu người quay phim lia máy từ trên xuống dưới và ngược lại. Tai sao lại lia máy từ mặt xuống chân và ngược lại.Điều này làm chúng tôi tò mò.
Đạo diễn An ninh, học viên già nhất lớp rất tự tin vắt chân chữ ngũ khi đọc tin cùng vẻ mặt rất tự nhiên; Nhà báo Thu Uyên của Ban Thời sự duyên dáng và điệu đà trong thể hiện tin; MC Nhật Lệ xinh đẹp thể hiện tin rất chuyên nghiệp cùng dáng ngồi khép nép. Tôi cũng cố gắng thể hiện tốt nhất tin của mình cùng tâm trạng hồi hộp trước các học viên nổi tiếng…
Nữ nhà báo Pháp gây bất ngờ cho cả lớp khi nhận xét tư thế ngồi của tất cả học viên khi đưa tin trước máy quay. Bà nói đại ý: Để thoải mái và tự tin khi lên hình các bạn cần ngồi đúng tư thế? Tư thế thoải mái nhất của con người là chân mở rộng ngang vai, đầu thẳng và có ba điểm chạm vào thành ghế là vai, lưng và mông! Đối với học viên nữ các bạn cần chú ý khi lên hình khi mặc váy…
Bất ngờ với tôi một sinh viên báo chí trường quy nặng về lý thuyết thì đây là lần đầu tiên một nhà báo quốc tế lại dạy cho chúng tôi một kiến thức đơn giản nhất: Ngồi đúng cách khi lên hình trong trường quay!?
Đúng là các thầy cô ở học viện báo chí & tuyên truyền không dạy chúng tôi điều này!
Các nguyên thủ của Pháp đều qua tay tôi….
“Các nguyên thủ của Pháp đều qua tay tôi” – Nữ nhà báo Pháp thản nhiên nói thế. Cả lớp sửng sốt và ồ lên đầy ngạc nhiên.
Một nụ cười hiếm hoi cùng giọng nói truyền cảm của nữ giảng viên giải thích cho chúng tôi: Ở đất nước của chúng tôi, bất cứ ai được bầu làm tổng thống và thủ tướng đều phải qua một khóa học “Cách trả lời phỏng vấn báo chí và truyền hình”. Tôi và một số đồng nghiệp vinh dự được tham gia khóa đào tạo đặc biệt giành cho các nguyên thủ của nước Pháp.
Thật là đặc biệt và thú vị! lần đầu tiên tôi biết điều này ở các nước phát triển. Họ dạy dỗ cả tổng thống và thủ tướng cách trả lời báo chí và truyền hình!
Và từ đó tôi hiểu vì sao cách các nguyên thủ quốc gia của các nước phát triển xuất hiện trên truyền hình và trả lời phỏng vấn báo chí rất ấn tượng và tự nhiên!


Nhìn vào đâu để đôi mắt đẹp và có hồn nhất
Nữ nhà báo Pháp còn dạy chúng tôi cách MC có đôi mắt đẹp nhất khi dẫn chương trình.
Có 4 điểm nhìn vào ống kính của camera, bà thử cho tất cả các học viên thực hành điểm nhìn vào ống kính. Ống kính có bốn điểm nhìn: Phía trên bên trái, phải và phía dưới bên trái và phải của ống kính. Toàn những điều đơn giản. Ngạc nhiên quá!
Bài học này tôi đã thực hiện khi đi giảng dạy cho các đồng nghiệp làm truyền hình trong cả nước và cho cả sinh viên các trường đại học tôi đã và đang giảng dạy.
Tuy nhiên có một chuyện tôi muốn kể lại. Khi đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình cho các biên tập viên của đài Phát thanh- truyền hình Bình Phước về dẫn chương trình tôi đã truyền đạt lại kiến thức mà giảng viên người Pháp dạy. Kết quả có gì đó sai sai.??? Tôi thử 4 điểm nhìn ống kính cho một bạn biên tập viên kiêm dẫn chương trình ở đài Bình Phước đều không đẹp . Và cuối cùng khi bạn ấy nhìn vào chính giữa ống kính thì đôi mắt đẹp và có hồn nhất.
Vậy là các kiến thức tưởng như kinh điển kia vẫn có thể chưa hoàn toàn đúng!?
Bài học nữa cho tôi khi tham gia các khóa học quốc tế!
Báo chí không có trách nhiệm đưa giải pháp cho xã hội
Khi nói về chức năng của báo chí nữ nhà báo Pháp chia sẻ: Các tác phẩm báo chí và truyền hình không có nhiệm vụ đưa ra giải pháp các vấn đề của cuộc sống. Báo chí chỉ có thể là những gợi mở giải pháp cho chính quyền các cấp từ địa phương đến trung ương.
Trong bài phỏng vấn thực hành nhà báo Thu Uyên có hỏi tôi: “ Là người thực hiện phóng sự “ Chợ lao động bài toán chưa có lời giải” anh có thể đưa ra giải pháp cho vấn đề này thế nào?
Tôi áp dụng ngay kiến thức vừa được học và trả lời : Tôi nghĩ các nhà báo, cy để giải quyết tình trạng người nông dân các tỉnh đổ về thành phố tìm kiếm việc làm thuộc về chính quyền thành phố Hà Nội. Đây không phải trách nhiệm của của những nhà báo chúng ta.

Tiếc rằng cho đến ngày hôm nay không ít nhà báo và những người quản lý báo chí vẫn cho rằng tác phẩm báo chí cần đưa ra giải pháp cho xã hội!?
Những câu chuyện tôi nhớ lại sau 26 năm từ khóa học quốc tế là những chi tiết rất nhỏ nhưng nó thực sự là những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho chúng ta những nhà báo và những người quản lý báo chí!

Hà nội 5/10/2020

Vũ Quangác cơ quan báo chí không có trách nhiệm phải đưa ra giải pháp. Trong việc nà

Facebook Comments