Giảng viên Didier Desormeaux: Đào tạo là chuẩn bị cho tương lai

Đài truyền hình Pháp (France Télévision) cũng có Trung tâm đào tạo nghiệp vụ truyền hình (Université d’Entreprise France Télévisions). Sự nghiệp đào tạo của họ phải chạy theo xu hướng phát triển của truyền thông đại chúng ra sao? Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động của trung tâm này như thế nào? Giảng viên Didier Desormeaux trao đổi kinh nghiệm:

Ảnh Minh Đức: Phỏng vấn tại Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình – ĐTHVN (cơ sở tại Thị xã Cửa Lò – Nghệ An) (phỏng vấn tiếp và hết)

Thy Mai (VTVTC) – Maintenant, s’il vous plait les question pour le domaine de la Télévision de France. Quelle est la tendance du développement de France Télévision et ses difficultés ?

Xin phép ông chuyển sang những câu hỏi liên quan đến Đài truyền hình quốc gia Pháp. Xu hướng phát triển của Đài truyền hình quốc gia Pháp và những khó khăn của họ?

Didier Desormeaux: – La tendance à France Télévision c’est beaucoup le développement multimédia. Donc on a fait, notamment au Centre de formation. On a fait beaucoup de formation pour former des équipes à … comme on a fait d’habitude non seulement former à la caméra, former à l’interview, former à la réalisation du reportage mais également il puisse avoir des techniques et des méthodes de « online » de multimédia. C’est une tendance assez profonde. C’est vrai que nous sommes un peu en train de redéfinir la mission de chacune des chaînes télévisions : De France 3 qui est locale et régionale, France 2 (la chaîne à vocation nationale), France 4 (ambiguë mais on veut faire une chaîne pour les jeunes), France 5 (plusieurs magasines télévisées). C’est un peu en train de définir. C’est vrai que la situation est difficile pour 2 raisons. La première c’est qu’on est dans un contexte politique un peu instable. Donc il va peut-être avoir des changements mais qu’on ne les connaît pas. On ne connaît pas exactement la volonté politique de développement. On a changé le gouvernement il y a un an. On va voir comment tous ça se préparent, évoluent. La deuxième difficulté, c’est la difficulté financière parce qu’on a des interrogations sur les ressources. Toutes ne sont pas stabilisées (le problème de la baisse du budget à cause de la suppression  de la publicité après 20h). Ça va se stabiliser. Mais il y a quelques mois, une fois le gouvernement dit dans un sens parfois dans l’autre. La direction dans un sens, dans l’autre. La presse, l’opinion publique voient des choses. On attend un peu d’être bien stabilisé pour développer des projets. C’est vrai qu’il est un peu difficile en ce moment.

Xu hướng phát triển của Đài truyền hình quốc gia Pháp hiện nay là đầu tư nhiều hơn cho truyền thông đa phương tiện. Chúng tôi đã và đang thực hiện điều này tại Trung tâm đào tạo của mình. Chúng tôi đào tạo cho các nhóm sản xuất : không chỉ trên những lĩnh vực truyền thống như quay phim, phỏng vấn hay cách làm phóng sự mà còn đào tạo cho họ làm chủ được những kỹ thuật và phương pháp làm việc « trực tuyến » của truyền thông đa phương tiện. Đây là một sự chuyển đổi sâu sắc trong cách làm báo hình hiện nay. Chúng tôi hiện đang tìm cách tổ chức và xác định lại vai trò và nhiệm vụ của các kênh truyền hình nhà nước Pháp: Kênh 3 là kênh kết hợp giữa phủ sóng toàn quốc và địa phương với những thông tin của từng vùng miền ; Kênh 2 (kênh chính luận – giống như VTV1 của Việt Nam) ; Kênh 4 (đang trong quá trình thay đổi với dự kiến là kênh dành cho giới trẻ) ; Kênh 5 (dành cho các loại tạp chí truyền hình, đối thoại, cuộc sống…). Tất cả các kênh đều đang trong quá trình chuyển đổi.

 Đúng là hiện nay tình hình cũng khó khăn vì hai lý do. Thứ nhất là tình hình chính trị xã hội chưa ổn định. Có thể sẽ có những những thay đổi trong đường lối chính sách nhưng hiện tại chúng tôi chưa rõ lắm ý định của chính phủ. Nước Pháp mới thay đổi chính phủ năm vừa qua. Chúng tôi đang chờ xem mọi thứ sẽ chuyển đổi thế nào. Khó khăn thứ hai là lĩnh vực tài chính. Vì  mọi người có rất nhiều câu hỏi về nguồn thu của Đài. Mọi chuyện đang không ổn định : ngân sách cho Đài truyền hình quốc gia sụt giảm khi không được phép quảng cáo sau 20h. Nhưng rồi mọi chuyện sẽ ổn định lại. Tuy vậy chỉ trong vài tháng, chính phủ có lúc nói thế này có lúc lại nói thế khác. Giới báo chí truyền thông và dư luận đều nhìn thấy có nhiều vấn đề. Chúng tôi đang chờ đợi tình hình ổn định thêm để có thể phát triển các dự án. Đúng là có nhiều khó khăn trong lúc này.

– Alors, il y a des difficultés comme ça et comment vous pouvez trouver les budgets pour les années qui arriveront ?

Vậy là có rất nhiều khó khăn, làm thế nào mà các ông có thể tìm kiếm được ngân sách cho những năm sau ?

– Les budgets de formation. Jusqu’à maintenant il n’y a pas souvent de problème de budget de formation. Ce n’était pas quelque chose préoccupante. C’est vrai que comme tout le monde cherche un peu d’argent, on avait beaucoup de crainte. On a toujours la crainte qu’on a tendance de prendre dans la formation. On est vigilant là dessus. On dit : « Attention la formation est l’avenir. ». Si l’on réduit la formation le jour où  tout redémarre il faut ne pas avoir de retards, il faut que les équipes soient prêtes et qu’il y a de meilleurs professionnels, meilleurs équipes et le mieux préparé. C’est effectivement on est vigilant. Pour l’instant, ça va mais il faut quand même faire attention parce que toutes les formations un peu générales peuvent souffrir de ça et s’orientent trop vers les formations techniques. Je pense qu’il faut faire globalement et faire des formations dans tous les domaines.

Cho tới hiện tại thì ngân sách dành cho đào tạo của Đài truyền hình quốc gia Pháp không có vấn đề gì. Đây không phải là việc rất cấp bách. Tuy nhiên, vì hiện tại tất cả mọi người đều cố gắng tìm kiếm tiền cho chương trình của mình nên chúng tôi cũng có chút lo lắng. Chúng tôi e rằng trong tình hình khó khăn hiện tại người ta có xu hướng giảm ngân sách cho việc đào tạo. Chúng tôi luôn cảnh giác về vấn đề này. Phải luôn nhớ rằng: «Lưu ý, đào tạo chính là chuẩn bị cho tương lai. ». Nếu hiện tại ta giảm chi phí cho việc đào tạo thì một ngày nào đó, khi mọi thứ lại vào một guồng phát triển mới thì có thể ta sẽ bị chậm trễ. Để tránh được điều này, tất cả các nhóm sản xuất phải luôn sẵn sàng, phải có những người lành nghề nhất, những nhóm chuyên nghiệp được chuẩn bị tốt nhất. Chính vì những điều đó mà chúng tôi rất cảnh giác. Hiện tại thì mọi thứ vẫn ổn. Tuy nhiên dù sao cũng phải chú ý vì những khóa học tương đối cơ bản có thể phải chịu ảnh hưởng do khả năng cắt giảm ngân sách, rồi bị chuyển hướng thành những chương trình đào tạo quá chuyên sâu về kỹ thuật. Tôi nghĩ là phải thực hiện một chiến lược đào tạo toàn diện và trên tất cả các lĩnh vực.

 – Donc, à votre Centre de formation comment on manage les activités pédagogiques et administratives ?

Vậy các ông quản lý những hoạt động giảng dạy và tổ chức tại Trung tâm đào tạo của Đài truyền hình quốc gia Pháp như thế nào?

–  Comment il est managé ? On a une structure assez autonome. Ça c’est bien. On a beaucoup de marge de manœuvre. Il y a deux structure. Une qui gère la formation, le plan de formation. Et nous sommes à côté, nous sommes les producteurs de formation. On est toujours en interaction entre un service qui demande les formations et nous répondons aux formations. On est autonome mais en même temps nous sommes très liés. Donc il faut trouver un équilibre. On n’est pas simplement un service de personnel, il faut des ambitions pour pouvoir développer des activités. Parfois ça pose un problème du pouvoir. Mais il faut juste trouver l’équilibre.

Trung tâm của chúng tôi được quản lý thế nào? Chúng tôi có một cơ chế khá độc lập. Như vậy rất tốt vì chúng tôi sẽ có nhiều không gian để xoay xở. Trung tâm có hai hệ thống quản lý. Một chịu trách nhiệm về quản lý đào tạo và lên kế hoạch đào tạo. Còn lại là chúng tôi, một bộ phận khác. Chúng tôi là những người trực tiếp đào tạo hay sản xuất ra những chương trình đào tạo. Trong Trung tâm luôn có sự hợp tác giữa hai hệ thống : một bên đưa ra yêu cầu cho các khóa đào tạo, còn chúng tôi thì cung ứng các chương trình đào tạo. Có nghĩa là chúng tôi thật sự tự chủ nhưng lại rất liên kết. Cần phải tìm ra được một sự cân bằng cần thiết. Không nên chỉ đơn thuần là những phục vụ nhân sự mà nên có nhiều tham vọng để phát triển các hoạt động đào tạo. Thỉnh thoảng nó cũng gây nên một vài vấn đề liên quan đến quyền điều hành. Nhưng nói chung phải tìm ra được một sự cân bằng.

– Dans ce cours, vous avez dit qu’aujourd’hui pour la formation il y a des concurrents, des compétitions. Donc, pour les gagner il faut faire le marketing. Quels sont vos expériences pour le marketing de formation ?

Trong khóa học này, ông có cho rằng ngày nay, ngay cả trong lĩnh vực đào tạo truyền hình cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Để có thể vượt lên trên các đối thủ thì cần phải quảng bá. Vậy ông có thể cho biết một vài kinh nghiệm của phía Pháp về  quảng bá trong đào tạo được không ?

– Alors, le marketing, nous n’avons pas la vocation commerciale. C’est-à-dire on n’est pas là pour vendre de la formation. Notre mission c’est de faire la formation pour les personnels en interne dans le cas du plan de formation. Mais tous les responsables des ressources humaines dans tous les entités sont libres de choisir une autre formation. Effectivement il faut toujours que nous arriveront à prouver ce que nous offrons à l’interne est mieux de ce qui est offert par l’externe. Donc, c’est parfois on n’est pas cent pour cent la formation. On fait je pense que entre 70% et 80% et les 20% ou 30% sont toujours un peu sous la pression pour que nous, nous sommes vigilants sur le coût de formation, sur la qualité de formation pour ne pas être déstabilisés par la tendance de nos collègues d’aller acheter la formation à l’extérieur. C’est toujours une remise en question.

Về vấn đề quảng bá … thực ra chúng tôi không phải là một đơn vị kinh doanh. Có nghĩa là chúng tôi không bán các chương trình đào tạo. Nhiệm vụ của chúng tôi là đào tạo cho nhân viên trong Đài truyền hình quốc gia Pháp theo kế hoạch đã lập. Tuy nhiên giám đốc nhân sự tại các bộ phận của Đài có quyền tự do lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của họ. Thật vậy, chúng tôi luôn luôn phải cố gắng chứng minh bằng được: chất lượng các khóa đào tạo mà chúng tôi cung cấp tốt hơn những gì mà các trung tâm bên ngoài chào mời. Cho nên, đôi khi công việc của chúng tôi không hoàn toàn trăm phần trăm là đào tạo. Tôi nghĩ rằng thời gian dành cho công tác đào tạo chiếm khoảng 70% – 80% ; còn 20% – 30% có lẽ dưới áp lực cạnh tranh, chúng tôi phải luôn luôn dành thời gian chú ý tới giá cả và chất lượng đào tạo để tránh không bị bất ổn bởi xu hướng lựa chọn các chương trình đào tạo bên ngoài của đồng nghiệp trong Đài. Chúng tôi thường xuyên phải tự xem lại mình.

– Je vous remercie bien à toutes vos réponses. Que pensez vous que vous retournerez à notre Centre pour les autres formations.

Xin cảm ơn ông đã trả lời tất cả các câu hỏi. Ông có nghĩ rằng sẽ quay lại Trung tâm đào tạo của chúng tôi cho một khóa học khác không ?

– Je me sens bien dans ce Centre de formation. C’est comme on a dit à un autre jour que c’est comme une famille donc je me sens membre de la famille. Donc que dès que j’aurais l’occasion je reviendrais. L’accueil était très chaleureux et très très bon et aussi très professionnel.

Tôi cảm thấy rất thoải mái ở Trung tâm này. Như tôi đã nói hôm trước rằng đây giống như một gia đình và tôi cảm thấy mình là một thành viên trong gia đình đó. Nếu có cơ hội tôi sẽ quay trở lại nơi đây. Các bạn đã đón tiếp tôi rất nồng nhiệt và chu đáo, và cũng rất chuyên nghiệp.

 – Je vous remercie bien et bon retour à Paris.

Xin chân thành cảm ơn và chúc ông trở về Paris an toàn.

Thực hiện: Thy Mai – Minh Đức – Đức Tùng VTVTC

Facebook Comments