Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tri Niên: Sự kiện hiện hữu là sự kiện” đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại “( như chống tham nhũng,chống tệ nạn xã hội…),”” đang là vấn đề thời sự ( quy chế tuyển sinh,ùn tắc giao thông…) là ” vấn đề được xã hội quan tâm ( chống đói nghèo,tôn trọng luật pháp…) Tóm lại, đấy là những câu chuyện của ngày hôm nay.
1–2 Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ bám sát sự kiện hiện hữu để phản ánh.
Sự kiện hiện hữu là sự kiện” đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại “( như chống tham nhũng,chống tệ nạn xã hội…),”” đang là vấn đề thời sự ( quy chế tuyển sinh,ùn tắc giao thông…) là ” vấn đề được xã hội quan tâm ( chống đói nghèo,tôn trọng luật pháp…) Tóm lại, đấy là những câu chuyện của ngày hôm nay.
Khái niệm hiện hữu có thể mở rộng với những sự kiện của ngày hôm qua,thậm chí của cả quá khứ lịch sử xa xôi và cả những sự kiện của ngày mai ( tương lai ) nếu đặt tất cả những sự kiện ấy vào ngày hôm nay chúng vẫn có giá trị thời sự, vẫn có giá trị hiện hữu.
Khi chúng ta tiến hành cải cách hành chính thì báo đã có bài về cải cách hành chính của vua Minh Mạng. Khi chúng ta đặt vấn đề tuyển chọn công chức, đặt vấn đề cán bộ sâu sát với dân thì đã có những bài về việc sử dụng hiền tài của các đấng minh quân, về những chuyện các vua hàng năm vẫn đi cày ruộng.v.v…Đằng sau những chuyện tưởng chừng xưa cũ ấy là bao vấn đề của cuộc sống đương đại. Và cũng chẳng thiếu những tác phẩm báo chí mang tính dự báo tương lai. Những bài báo loại này thường đề cao những ý tưởng mới, những cách làm ăn mới, tuyên truyền ủng hộ cái mới.Việc làm này đòi hỏi năng lực trí tuệ của nhà báo để có thể phân tích, lý giải,thuyết phục mọi người. Hơn thế còn phải có lòng dũng cảm nữa vì những gì của ngày mai thường là chưa đủ sức thuyết phục trong ngày hôm nay, vì thế nó dễ bị phủ nhận.
1–3 Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ bám sát sự vận động của sự kiện để phản ánh.
Đây là nội dung rất quan trọng của đặc điểm ngôn ngữ sự kiện. Nhà báo bao giờ cũng có ham muốn viết lên sự thật, hơn thế, toàn bộ sự thật. Đó là ham muốn chính đáng nhưng lại là điều bất khả kháng không chỉ đối với người làm báo mà đối với cả nhân loại.
Khi chúng ta theo dõi, quan sát một sự kiện ở một thời điểm nào đấy thì chúng ta mới chỉ biết đến một mặt vận động của sự kiện. Qua thời điểm đó, sự kiện lại cấp cho ta những mặt mới của vận động tiếp theo và cứ thế cho đến vô tận. Thành ra con người chỉ có thể tiếp cận chân lý chứ không thể nắm bắt chân lý như triết học đã khẳng định. Chính vì sự vận động không ngừng của sự vật mà nhà báo phải hết sức tránh những câu chữ có tính kết luận tuyệt đối hóa và cấu trúc tin bài nên là cấu trúc mở.
Ví dụ : Trong bài tường thuật phiên tòa xử vụ án ma túy Vũ Xuân Trường trước đây vì theo dõi liên tục diễn biến mà phóng viên chứng kiến được trong cái ngày ấn định là cuối cùng ấy ( theo lịch trình thì còn ít ngày nữa vụ án mới tới phiên kết thúc ) bị can mang án tử hình vẫn tiếp tục tố giác những người có liên quan.
Vì thế tòa tuyên bố kết thúc quá trình xét xử, chỉ cho bị can nói lời cuối cùng và làm đơn trình tòa về những lời tố giác. Cho nên câu kết thúc bài tường thuật rất phù hợp với diễn tiến của sự việc : ” Vụ án này khép lại để mở ra những vụ án khác “
Một ví dụ khác.Có một bài báo ca ngợi các kiểm lâm viên ở trạm Bãi Kè ( Quỳ Hợp – Nghệ An ) dũng cảm chiến đấu với lâm tặc để bảo vệ tài nguyên của quốc gia. Chỉ ít lâu sau toàn bộ cán bộ của trạm kiểm soát trên đã bị bắt giữ vì tội nhận hối lộ.
Hoá ra những ngày sống ” ba cùng ” với cán bộ trạm kiềm lâm Bãi Kè phóng viên mới chỉ thấy một mặt vận động của sự kiện mà lại là mặt vận động được dàn dựng để đánh lừa nhà báo. Không phải phóng viên không lăn lộn với thực tế. Chính phóng viên đã từng chịu đựng những hiểm nguy với cán bộ kiểm lâm trong những đêm chiến đấu với lâm tặc. Thế nhưng mới tiếp xúc với mặt hoạt động này mà không tiếp tục quan sát, phán đoán những mặt vận động tiếp theo nên bài báo đã vội vàng đánh giá một cách sai lệch như vậy.
Thật ra cán bộ kiểm lâm ” đánh vẫn đánh ” mà ” ăn vẫn ăn. Đánh nơi này, ăn nơi khác, đánh để mà ăn ” ( Tản Viên,Thể thao văn hóa 15/01/2002 ).
Một ví dụ nữa. Sau vụ án ma túy Vũ Xuân Trường, toàn bộ cán bộ chiến sĩ cửa khẩu Tây Trang ( Điện Biên ) đều thay đổi. Qua tiếp xúc với lớp cán bộ mới đầy sức trẻ, hồn nhiên,năng động, nhà báo viết bài và đặt vấn đề có thể yên tâm sau cuộc ” lột xác ” này chăng.
Bài báo vừa đăng thì được tin một số trong lớp cán bộ trẻ ấy bị phát hiện có dính líu với ma túy !
” Quả là một nửa sự thật không còn là sự thật ” ( Tản Viên,Thể thao Văn hóa 15/01/2002 ).
( Còn tiếp )
Nguyễn Tri Niên
Facebook Comments